Branding là gì? Vai trò đối với doanh nghiệp như thế nào?

Branding là một trong những chiến lược Marketing mà doanh nghiệp nào cũng cần chú ý để phát triển lâu dài. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được vấn đề này. Chính vì vậy, tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn Branding là gì? Vai trò đối với doanh nghiệp như thế nào?

Branding là gì? 

Branding là quá trình xây dựng và kết hợp hài hòa giữa các khía cạnh về ngôn ngữ, hình ảnh, trải nghiệm thương hiệu… Nhằm tạo nên khối cảm xúc lớn đến khách hàng giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với đối thủ.


Vai trò của Branding đối với doanh nghiệp là gì?

Không ít ý kiến cho rằng branding chỉ thực sự hiệu quả đối với những doanh nghiệp lớn. Nhưng thực sự xin lỗi nếu bạn có suy nghĩ như vậy. Branding là khái niệm khá rộng, không chỉ thực hiện một chiến lược nhỏ nào đó là branding thành công. Bên cạnh đó làm branding là làm lâu dài và xuyên suất quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Sẽ cực kỳ tốt nếu một doanh nghiệp dù mới mở nhưng đã có định hướng làm branding ngay từ ban đầu. Ngược lại cũng nhiều doanh nghiệp đang tập trung nhiều vào việc bán hàng mà quên đi việc tạo dựng thương hiệu. Bạn sẽ hối hận nếu không làm Branding sớm hơn khi biết được vai trò của chúng:

  • Giúp bạn khác biệt so với đối thủ: Trong một "rừng" đối thủ ngoài kia, nếu bạn đầu tư làm branding mà đối thủ lơ là chiến lược thì bạn đã có sự khác biệt. Đặc biệt nếu bạn làm bài bản, đến nơi đến chốn, cộng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ được đảm bảo thì việc doanh nghiệp bạn vượt bậc so với đối thủ là điều đương nhiên.
  • Tăng giá trị của lợi ích đem lại: Khi bạn làm branding, doanh nghiệp bạn tạo được lòng tin của khách hàng thì rất nhiều người họ sẵn sàng trả thêm tiền để sử dụng sản phẩm của bạn so với các sản phẩm rẻ hơn của đối thủ. 
  • Tạo ra sự liên kết giữa thương hiệu và khách hàng: Truyền thông sẽ giúp tương tác tốt hơn với khách hàng và tạo ra những giá trị để nâng tầm cảm xúc.


Branding được hoàn thiện bằng cách nào?

Các công ty có xu hướng sử dụng các công cụ khác nhau để tạo và định hình thương hiệu. Ví dụ, có thể đạt được thương hiệu thông qua:

  • Định vi thương hiệu: mục đích, giá trị, lời hứa
  • Nhận diện thương hiệu: tên, giọng nói, thiết kế nhận diện hình ảnh (bao gồm thiết kế logo, bảng màu, kiểu chữ…)
  • Quảng cáo và truyền thông: TV, radio, tạp chí, quảng cáo ngoài trời, website, ứng dụng di động…
  • Tài trợ và quan hệ đối tác
  • Sản phẩm và thiết kế bao bì
  • Trải nghiệm tại cửa hàng
  • Trải nghiệm không gian làm việc và phong cách quản lý
  • Dịch vụ khách hàng
  • Chiến lược định giá

Nói một cách rất đơn giản, sản phẩm là thứ bạn bán còn thương hiệu là những giá trị cốt lõi và chính doanh nghiệp bạn tạo ra để phục vụ khách hàng. Branding rất quan trọng, hãy nghĩ đến việc này cho doanh nghiệp của bạn nhé. Chúc bạn luôn thành công.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những yếu tố ảnh hường đến chi phí thiết kế website

Thiết kế website bất động sản cần chú ý những gì?

Tại sao phải đăng ký website với Bộ Công thương?